Niềm tin cốt lõi

Niềm tin cốt lõi nằm dưới rất nhiều những suy nghĩ tự động, xác định và thách thức niềm tin cốt lõi không thể chỉ thay đổi cảm nhận mà còn có thể chuyển cách thức tiếp cận cuộc sống của một con người. Giả định rằng chúng là thật, những niềm tin cốt lõi thường không được lưu ý và không bị thách thức. Thông qua việc xác định những suy nghĩ tự động, chúng ta có thể khám phá ra những niềm tin nằm dưới nhân cách của chúng ta.

Niềm tin cốt lõi có thể đến từ trải nghiệm ấu thơ, khuynh hướng bẩm sinh, tác động văn hóa và/hoặc sự kết hợp của cả ba. Bởi thế, chúng rất khó để nhận diện và thay đổi. Khi đọc những mô tả dưới đây về những niềm tin cốt lõi điển hình, xác định những đặc điểm nhân cách, trải nghiệm ấu thơ hoặc những yếu tố môi trường khác có khả năng góp phần tạo ra niềm tin của bạn.


Khuyết điểm

Niềm tin về khuyết điểm phản ánh một cảm giác chung rằng một người vốn có thiếu sót, không hoàn thiện, hoặc thấp kém. Thông thường, người có những đặc điểm của niềm tin cốt lõi “khuyết điểm” rút lui khỏi những mối quan hệ thân mật trong nỗi sợ rằng người khác sẽ phát hiện ra họ vốn dĩ tệ. Một vài ví dụ cho niềm tin này:

  • Tôi không đủ tốt
  • Tôi không làm được điều gì đúng cả
  • Tôi ngu ngốc
  • Tôi thấp kém
  • Tôi không là gì cả
  • Tôi không có giá trị
  • Tôi không quan trọng
  • Tôi là một người tệ
  • Tôi không hấp dẫn (xấu xí, mập, v.v)
  • Tôi vô dụng
  • Tôi là một kẻ thất bại
  • Tôi không xứng đáng với điều gì tốt đẹp
  • Có điều gì đó sai trái với tôi
  • Tôi không so sánh được với người khác
  • Tôi luôn luôn sai
  • Tôi làm sai nhiều điều
  • Tôi bất thường

Không được yêu

Người giữ niềm tin rằng mình không được yêu thường đặt giả định về điều họ thuộc về và đặt câu hỏi liệu họ có xứng đáng yêu và được yêu. Những cá nhân này rút lui khỏi các mối quan hệ hoặc giữ những mối quan hệ hời hợt để tránh nỗi đau khi họ bị từ chối. Xa hơn, niềm tin rằng bản thân không được yêu có thể khiến cho một người cảm thấy cô đơn thậm chí khi đang hiện diện với người khác. Một vài ví dụ cho niềm tin này:

  • Tôi không được yêu
  • Tôi không được chấp nhận
  • Tôi luôn luôn bị bỏ rơi
  • Tôi không thành vấn đề
  • Tôi không được mong muốn
  • Tôi cô độc
  • Tôi không được chào đón
  • Tôi không phù hợp với bất cứ nơi nào
  • Tôi không thú vị
  • Không ai yêu tôi
  • Không ai muốn tôi
  • Tôi không được yêu thích
  • Tôi gắn với việc bị từ chối

Bị bỏ rơi

Cá nhân giữ niềm tin cốt lõi rằng mình bị bỏ rơi thường cho rằng họ sẽ mất mối quan hệ cảm xúc với bất cứ ai. Niềm tin cốt lõi “không được yêu” và “bị bỏ rơi” thường liên quan lẫn nhau hoặc trùng khớp. Những cá nhân này tin rằng họ sẽ rời đi khỏi mối quan hệ, dẫn đến sự cô độc và đáng thương của bản thân. Bởi thế, người với niềm tin “bị bỏ rơi” tìm kiếm sự đảm bảo và những ý kiến im lặng vì sợ rằng người khác sẽ bỏ rơi họ nếu họ làm khác ý kiến. Một vài ví dụ cho niềm tin này:

  • Những người tôi yêu sẽ rời bỏ tôi
  • Tôi sẽ bị bỏ rơi nếu tôi yêu hoặc quan tâm đến điều gì đó hoặc ai đó
  • Tôi không thú vị (và người khác sẽ rời bỏ tôi vì điều đó)
  • Tôi không quan trọng
  • Nếu tôi quyết đoán, người khác sẽ rời bỏ tôi
  • Tôi không thể hạnh phúc nếu tôi làm theo cách của mình
  • Tôi không tốt như người khác
  • Người yêu đã không còn hứng thú với tôi
  • Tôi gắn với việc bị từ chối/bỏ rơi/cô đơn

Bất lực

Niềm tin “bất lực” nói chung là kết quả của việc khi một người giả định họ thiếu kiểm soát và không thể xoay sở một cách hiệu quả hoặc độc lập. Cá nhân này thường đối diện với những khó khăn trong việc thay đổi. Hơn thế, cảm giác bất lực có thể làm cho cá nhân này cố gắng kiểm soát môi trường quá mức hoặc hoàn toàn bỏ cuộc trong việc đạt được sự kiểm soát. Một vài ví dụ cho niềm tin này:

  • Tôi bất lực
  • Tôi mất kiểm soát
  • Tôi cần phải kiểm soát để thấy ổn
  • Tôi yếu đuối
  • Tôi dễ bị tổn thương
  • Tôi bị mắc kẹt
  • Tôi nghèo túng
  • Tôi thiếu hiệu quả
  • Tôi không so sánh được với người khác
  • Tôi không thành công
  • Tôi không thể đạt được điều đó
  • Tôi không thể thay đổi
  • Tôi không thể xoay sở bất cứ thứ gì
  • Không còn cách nào giải quyết
  • Người khác sẽ thao túng và kiểm soát cuộc sống của tôi.
  • Tôi bị mắc kẹt và không thể thoát
  • Nếu tôi trở nên cảm xúc, tôi sẽ mất kiểm soát
  • Tôi không thể làm được
  • Tôi luôn luôn là số 2
  • Tôi là người đứng chót
  • Tôi không thể chịu nổi bản thân
  • Tôi là một kẻ thất bại
  • Tôi không thể nói “không”

Đặc quyền

Niềm tin cốt lõi “đặc quyền” thỉnh thoảng không hoàn toàn rõ ràng. Nói chung, chúng phản ánh một niềm tin liên quan đến sự đặc biệt làm cho cá nhân ra những đòi hỏi hoặc làm những hành động mà không cân nhắc sự ảnh hưởng đến người khác. Những cá nhân này coi bản thân là ưu việt và xứng đáng với sự quan tâm hoặc sự tán tụng. Thông thường những người này phát triển một niềm tin đặc quyền để bù trừ cho cảm giác thấp kém hoặc không được mong muốn bởi xã hội. Những niềm tin “đặc quyền” có thể dẫn đến những đòi hỏi vô lý để người khác đáp ứng nhu cầu cho cá nhân, gây phá vỡ luật lệ, và sự phẫn uất của những người thành công khác. Một vài ví dụ cho niềm tin này:

  • Nếu mọi người không tôn trọng tôi, không tôi không thể chịu được.
  • Tôi xứng đáng với rất nhiều sự quan tâm và tán tụng.
  • Tôi ưu việt (và xứng đáng với sự đối xử đặc biệt và quyền lợi).
  • Nếu tôi không vượt trội, thì tôi là người thấp kém và không có giá trị.
  • Nếu tôi không vượt trội, thì tôi chỉ là người thông thường.
  • Tôi là một người rất đặc biệt (và người khác nên đối xử với tôi theo cách đó)
  • Tôi không cần phải tuân theo luật được áp dụng cho người khác.
  • Nếu người khác không tôn trọng tôi, họ nên bị trừng phạt.
  • Người khác nên thỏa mãn nhu cầu của tôi.
  • Mọi người không có quyền chỉ trích tôi.
  • Người khác không xứng đáng với những điều tốt đẹp.
  • Mọi người nên bỏ cái cách của họ lên tôi.
  • Mọi người không hiểu tôi (vì tôi là một người đặc biệt/tuyệt vời/vv)
  • Tôi không thể làm gì sai.

Chăm sóc/trách nhiệm/hi sinh bản thân

Chăm sóc, trách nhiệm, hi sinh bản thân có thể được chia thành ba mục độc lập, tuy nhiên chúng phản ánh những niềm tin giống nhau nên có thể nằm chung một nhóm. Cá nhân có niềm tin “hi sinh bản thân” là người từ bỏ nhu cầu của mình để làm hài lòng người khác. Những cá nhân thường cảm thấy tội lỗi, và bù đắp bằng việc đặt nhu cầu của người khác lên trước nhu cầu của họ. Họ tin rằng họ chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của người khác và xin lỗi thường xuyên. Một người có trách nhiệm có thể tự hào về sự siêng năng và tin cậy của họ mà không cần nhu cầu phải chăm sóc cho người khác hoặc hi sinh bản thân. Những người này thường chịu trách nhiệm quá mức với những thành viên trong gia đình trong thời tuổi trẻ của họ. Một vài ví dụ cho niềm tin này:

  • Tôi phải làm mọi thứ một cách hoàn hảo
  • Nếu tôi phạm sai lầm, nó có nghĩa là tôi thiếu quan tâm/thất bại/vv.
  • Tôi đã làm một vài thứ sai.
  • Không ổn lắm khi nhờ sự giúp đỡ.
  • Tôi phải tự làm mọi thứ.
  • Nếu tôi không làm nó, không có ai sẽ làm.
  • Tôi chịu trách nhiệm cho mọi người và mọi thứ.
  • Nếu tôi quan tâm đủ, tôi có thể chỉnh sửa anh ấy/cô ấy/điều ấy.
  • Tôi không thể tin hoặc đặt niềm tin lên người khác.
  • Nếu tôi tin người, họ sẽ làm tổn thương tôi (và tôi sẽ không thể sống sót).
  • Mọi người sẽ phản bội tôi.
  • Mọi người không đáng tin cậy.
  • Nhu cầu của tôi không quan trọng.
  • Tôi không nên dành thời gian chăm sóc bản thân.
  • Khi tôi thấy người khác cần giúp đỡ, tôi phải giúp họ.
  • Tôi không phải là một người có giá trị.
  • Tôi chỉ có giá trị khi tôi giúp đỡ người khác.
  • Nếu tôi bộc lộ những cảm giác tiêu cực trong một mối quan hệ, những thứ tệ hại sẽ xuất hiện.
  • Tôi phải làm cho người khác hạnh phúc.
  • Nó là lỗi của tôi.

Những niềm tin cốt lõi nói trên là những niềm tin thông dụng. Những niềm tin khác có thể liên quan đến việc “tìm kiếm sự thừa nhận” (Tôi chỉ có giá trị nếu người khác thích tôi), “quyến rũ” (Tôi cần phải xinh đẹp và được ngưỡng mộ), “tự chủ” (nếu ai đó bước vào thế giới của tôi, tôi sẽ không còn tự do nữa), “thất bại” (nếu tôi không thành công, tôi không có giá trị), “không được mong muốn” (Tôi không thuộc về nơi nào cả)…v.v.

Khi chú ý khuôn mẫu suy nghĩ của chính bạn, bạn có thể chú ý sự nhất quán và/hoặc sự không nhất quán với thông tin nói trên. Những niềm tin cốt lõi này và/hoặc những khuôn mẫu suy nghĩ là không hoàn toàn đúng, chúng gần như là những suy nghĩ có kết quả từ sự kết hợp giữa những trải nghiệm tuổi thơ, yếu tố môi trường, và khí chất bẩm sinh của bạn. Một vài người tin vào những ý tưởng này quá mạnh mẽ đến nỗi họ không thể thấy được những điều không khớp với thực tế trong những ví dụ về các kiểu suy nghĩ được cực đoan. Vì những niềm tin cốt lõi thường được tạo ra trong thời ấu thơ, chúng có thể phản ánh những thông điệp rõ ràng hoặc ngầm ẩn được giao tiếp bởi những thành viên trong gia đình. Sẽ rất hữu ích nếu xác định nơi mà niềm tin này được tạo thành, nhưng cũng không thật sự cần thiết phải làm điều đó. Trong khi những khuôn mẫu suy nghĩ và niềm tin cốt lõi thiếu thích nghi có thể khó dể thách thức, rất nhiều kỹ thuật tồn tại để giúp thay đổi những niềm tin và khuôn mẫu này. Nhận diện được những niềm tin này có thể là bước đầu tiên tuyệt vời trong tiến trình thay đổi.

Nguồn