20 lỗi ngụy biện trong tranh luận

  1. Tấn công cá nhân: “Anh sai bởi vì anh là một người tệ.”
  2. Kêu gọi uy quyền: “Cha tôi nghĩ rằng nó sai.”
  3. Tục lệ: “Đó là cách thức mà nó luôn được hoàn thành.”
  4. Cảm xúc: “Tôi cảm thấy thất vọng khi tôi nghĩ rằng nó sai.”
  5. Sợ hãi: “Những thứ kinh khủng sẽ xuất hiện nếu bạn tin vào điều đó.”
  6. Thương hại: “Bạn không nên làm điều đó vì nó sẽ làm cho ai đó không-hạnh-phúc.”
  7. Sợ bị chế giễu: “Nếu bạn làm điều đó, mọi người sẽ nghĩ bạn là một kẻ thất bại.”
  8. Phổ biến: “Nó là điều mà mọi người làm.”
  9. Coi như đúng rồi: “Bạn không nên làm điều gì đó mà người khác không thích. Bởi thế, làm điều đó là sai.”
  10. Hậu định (post hoc): “Tôi chắc là một đứa ngốc – nó không hiệu quả.”
  11. Ngụy biện của kẻ-đánh-bạc: “Tôi cần có một chuỗi may mắn. [Khác: May mắn của tôi sẽ đến chỉ vì tôi thua rất nhiều.]
  12. Tội lỗi vì có liên quan: “Anh ấy chắc là người xấu vì anh chơi với tên đó.”
  13. Thiếu trí tưởng tượng: “Tôi không thể nghĩ bất cứ lý do nào anh ấy làm điều đó – chắc anh ấy điên.”
  14. Không-có-người-Scotland-thật-sự-nào: “Không có người nào sẽ làm điều đó – anh ấy làm điều đó, vì thế anh ấy không phải là người.”
  15. Ngụy biện tương đối: “Mọi thứ chỉ là tương đối. Bất cứ ai cũng có quan điểm. Không có thực tế.
  16. Dốc trơn trượt: “Nếu bạn phạm sai lầm, mọi thứ sẽ sụp đổ.”
  17. Tương quan nghĩa là nhân quả: “Tôi chú ý rằng có rất nhiều người làm việc X thì giống như thế. Anh ấy làm việc X, bởi thế anh ấy giống như thế.”
  18. Cỡ mẫu nhỏ: “Hai người bạn của tôi có những trải nghiệm tệ khi hẹn hò trên mạng, bởi thế nó là một ý tưởng tệ.”
  19. Lựa chọn bị ép buộc sai lầm: “Tôi phải lựa chọn giữa Susan và Carol.”
  20. Nhầm lẫn giữa một tham khảo với sự cần thiết: “Tôi thích giàu có vì thế tôi nên trở nên giàu có.”

*Giải thích thêm về ngụy biện Không-có-người-Scotland-thật-sự-nào: đây là một ngụy biện thông tin khi một người cố gắng bảo vệ một tổng quát hóa toàn cầu (universal generalization) khỏi một phản-ví-dụ (counter-examples) bằng cách thay đổi định nghĩa theo kiểu hậu định (post hoc fashion) để loại trừ phản-ví-dụ. Sau đây là phần minh họa:

Người A: “Không có người Scotland nào bỏ đường vào cháo yến mạch.”

Người B: “Nhưng ông cậu của tôi Angus là một người Scotland và ông ấy bỏ đường vào cháo yến mạch.”

Người A: “Ah vâng, nhưng không có người Scotland thật sự nào bỏ đường vào cháo yến mạch của ông ấy.”


Tài liệu được dịch từ Fallacies in Arguments: Analyzing Negative Beliefs bởi Robert L. Leahy