4 định kiến về tham vấn tâm lý

Đối với nhiều người, việc đi tham vấn là một vấn đề nhạy cảm. Ý tưởng rằng ai đó đang điều trị tâm lý là yếu đuối, không thể quản lý vấn đề của họ, hay “điên khùng,” hoặc chỉ là đang tìm kiếm sự chú ý. Nhưng dù không liên quan đến cảm nhận của bản thân, bạn hầu như chắc chắn biết và quan tâm về việc ai đó đang điều trị tâm lý hoặc có một vài mối bận tâm.

Tham vấn tâm lý có thể là một công cụ để triển nở và chữa lành. Những nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần đang tạo ra những thúc đẩy to lớn cho việc giáo dục cộng đồng hiểu về những sự thật về tham vấn tâm lý. Nếu bạn đang tự hỏi về tham vấn tâm lý cho bản thân hoặc ai đó bạn yêu quý, đây là các định kiến phổ biến về việc đi tham vấn


Định kiến 1 – Nếu bạn đi tham vấn, bạn là người yếu đuối hoặc không ổn định.

Là một nhà tham vấn, tôi thường được hỏi rằng tôi cảm thấy thế nào khi ngồi cả ngày với mọi người và nói về các vấn đề, trầm cảm, lo âu, sang chấn, nỗi đau mất mát của họ. Nó không mệt mỏi sao?

Sự thật: Một vài người khỏe mạnh nhất tôi biết đang đi tham vấn

Nếu bạn đang cân nhắc đến việc đi tham vấn nhưng lo lắng về những định kiến đi kèm với nó, hãy nhớ rằng nhìn sâu vào trách nhiệm của bạn đối với sức khỏe tinh thần là một việc vất vả, cần có sự can đảm và sức mạnh. Vì thế đi tham vấn trái ngược với dấu hiệu của sự yếu đuối. Sức khỏe tinh thần của bạn sẽ được chăm sóc và hưởng lợi từ việc đi tham vấn.


Định kiến 2 – Tham vấn mất nhiều thời gian

Bạn có thể từng nghe những câu chuyện như có người đi tham vấn trong nhiều năm. Viễn cảnh này có thể dường như khá đe dọa cho ai đang cân nhắc đi tham vấn vì bất cứ lý do nào.

Sự thật: một vài vấn đề phức tạp có thể yêu cầu thời gian để giải quyết. Một vài người chọn việc ở lại tham vấn thêm một thời gian để hiểu bản thân và tiến trình suy nghĩ của họ tốt hơn, thậm chí sau khi vấn đề đem họ đến tham vấn đã được giải quyết. Và trong lúc đó một vài phương pháp của tham vấn, như là phân tâm, nhấn mạnh đến tiến trình dài khám phá động cơ vô thức và động lực gia đình. Tuy vậy cũng có khá nhiều liệu pháp tham vấn tâm lý là ngắn hạn.


Định kiến 3 – Bạn nằm trên một chiếc trường kỷ và nói chuyện với một người ẩn danh đang ghi chép ngồi phía sau

Đây là một hiểu lầm thông thường rằng nếu bạn đi tham vấn, bạn sẽ nằm dài trên một trường kỷ, nhìn lên trần, và nói trong khi một nhà chuyên môn không-cảm-xúc ngồi gần bạn và viết lên tập ghi chép. Đây là hình ảnh được gợi lên bởi Freud và nguồn gốc của tâm lý trị liệu/tham vấn tâm lý.

Sự thật: hầu hết nhà tham vấn có ghế dài trong văn phòng của họ. Nhưng rất nhiều thân chủ chọn việc ngồi và nói chuyện với nhà tham vấn, người có đáp ứng với họ. Tham vấn tâm lý là một mối quan hệ và một cuộc đối thoại.


Định kiến 4 – Một nhà tham vấn chỉ là một người bạn được trả tiền

Sau tất cả, ai cần một nhà tham vấn khi bạn có thể ra ngoài uống rượu hoặc trà với người hiểu bạn nhất?

Sự thật: thật ra, một nhà tham vấn là một người mà bạn có thể tin tưởng sẽ giữ những cảm nghĩ của bạn trong bảo mật. Nhà tham vấn sẽ tập trung vào việc tìm hiểu vấn đề và khám phá con người bạn, nhưng họ sẽ không tiết lộ quá nhiều thông tin về đời tư – vốn là một cấu thành quan trọng của tình bạn (sự chia sẻ qua lại).

Quyết định đi tham vấn quả là không dễ dàng. Nhưng quan trọng là bạn hãy nhớ rằng chọn đi tham vấn không phản ánh tiêu cực về bản thân bạn. Hơn thế, nó là dấu hiệu cho thấy bạn mạnh mẽ, sẵn sàng nhìn vào chính những suy nghĩ và hành vi của mình, và sẵn sàng được thách thức trong một môi trường an toàn để tạo ra những điều chỉnh có thể làm gia tăng chất lượng đời sống của bạn.

Lược dịch từ 4 Myths About Psychotherapy You Should Know Before You Go bởi Alena Gerst tại GoodTherapy.org


Liên hệ với nhà tâm lý của chúng tôi

NCS. Ts Trần Anh Vũ (Tham vấn tâm lý)

Số điện thoại/Số Zalo: 0938849971

Thông tin nhà tâm lý Anh Vũ


 

NCS.Ts Đặng Thị Kiều Giang (Tham vấn tâm lý)

Số điện thoại/Số Zalo: 0942906011