5 vấn đề chính mà phong cách làm cha me 'trực thăng' gây ra
Cha mẹ trực thăng thật sự hữu ích cho đứa con trong một thời gian ngắn. Họ hành xử như một nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ đứa trẻ mọi thứ từ vật cụ thể thao cho đến dự án khoa học. Họ giải cứu đứa trẻ khi chúng quên đồ, và họ theo đứa trẻ từ hoạt động này đến hoạt động khác.
Khá thường xuyên, đứa trẻ có được dạng hỗ trợ đó sẽ có thể có được lợi thế cạnh tranh. Và điều đó dễ hiểu thôi: bất cứ ai với một trợ lý toàn thời gian như thế sẽ vượt trội hơn những cá nhân phải tự làm mọi thứ một mình. Nhưng cha mẹ trực thăng sẽ gây hại cho trẻ ở dài hạn, và đứa trẻ lớn lên với cha mẹ trực thăng sẽ nhanh chóng mất đi những lợi thế cạnh tranh.
Những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của cha mẹ trực thăng nói rằng có 5 vấn đề lớn mà đứa trẻ ‘trực thăng’ gặp phải trong thời trưởng thành.
1. Chúng có nhiều vấn đề sức khỏe hơn
Một nghiên cứu năm 2016 từ đại học bang Florida tìm ra rằng trẻ ‘trực thăng’ có nhiều khả năng gặp vấn đề sức khỏe ở tuổi trưởng thành hơn. Hầu hết trẻ ‘trực thăng’ không bao giờ học cách quản lý sức khỏe của chúng bởi vì cha mẹ luôn luôn bảo chúng khi nào đi ngủ, khi nào tập thể dục, và ăn cái gì.
Cha mẹ xâm lấn thường quá lo lắng về sức khỏe đứa con của họ - và liên tục đưa ra lời nhắc nhở điều cần làm cho con họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi thiếu vắng những lời nhắc nhở thường xuyên đó, trẻ ‘trực thăng’ không quan tâm về cơ thể của chúng.
2. Chúng cảm thấy ‘đặc quyền’
Cha mẹ ‘trực thăng’ say mê trẻ của họ nhiều đến mức mà trẻ có xu hướng nghĩ rằng chúng là trung tâm của vũ trụ. Và giải định đó không biến mất khi chúng lên 18. Những nhà nghiên cứu từ đại học Arizona tìm ra rằng trẻ ‘trực thăng’ phát triển cảm giác ‘đặc quyền’ (entitled). Chúng có nhiều khả năng hơn người khác trong việc đồng ý với những câu phát biểu như, “Tôi đòi hỏi điều tốt nhất bởi vì tôi xứng đáng với nó,” và “ Người như mình xứng đáng một ngoại lệ mọi lúc.”
Những nghiên cứu khác chứng minh mối liên kết về cảm giác ‘đặc quyền’ với sự thất vọng thường xuyên và sự chịu đựng liên tục trong cuộc sống.
3. Chúng có những vấn đề cảm xúc
Trẻ ‘trực thăng’ lớn lên mà không học được cách điều hòa cảm xúc của chúng; cha mẹ đã làm điều đó cho chúng. Nếu chúng buồn, cha mẹ chúng làm chúng vui. Nếu chúng tức giận, cha mẹ làm dịu chúng.
Việc thiếu kỹ năng điều hòa cảm xúc trở thành một vấn đề lớn khi chúng rời tổ. Một nghiên cứu năm 2013 bởi đại học Mary Washinton ở Virginia tìm ra rằng sinh viên đại học được nuôi dưỡng bởi cha mẹ ‘trực thăng’ có nhiều khả năng trở nên trầm cảm, và ít hài lòng với cuộc sống của họ.
4. Chúng dựa vào thuốc
Trẻ ‘trực thăng’ không quen với việc dung nạp sự thiếu thoải mái. Cha mẹ chắn cho chúng khỏi nỗi đau và ngăn chặn chúng khỏi phải ứng phó với sự khó khăn. Thêm vào đó, chúng quen với sự thỏa mãn ngay lập tức. Điều này có thể giải thích tại sao chúng nhanh chóng tìm đến thuốc: Chúng muốn nỗi đau được giải quyết, và chúng muốn nó biến mất ngay lập tức.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Tennessee tại Chattanooga tìm ra rằng sinh viên đại học có bố mẹ trực thăng có nhiều khả năng sử dụng thuốc vì lo âu và trầm cảm. Chúng cũng có nhiều khả năng để uống thuốc giảm đau cho việc thư giãn.
5. Chúng thiếu kỹ năng tự-điều hòa
Trẻ trực thăng không lớn lên với nhiều thời gian rảnh như trẻ khác. Môi trường của chúng thường có tính tổ chức rất cao, và thời gian của chúng bị điều hòa rất sát sao. Việc không có cơ hội để thực hành việc tự quản bản hta6n, chúng thiếu kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu. Một nghiên cứu 2014 từ đại học Colorado tìm ra rằng người trưởng thành lớn lên với cha mẹ ‘trực thăng’ ít có khả năng kiểm soát tinh thần và động lực để thành công.
Other studies have drawn similar conclusions: Helicopter kids grow up to procrastinate, and lack the initiative and motivation needed to succeed. Những nghiên cứu khác rút ra cùng kết luận: trẻ ‘trực thăng’ lớn lên thì trì hoãn, và thiếu sự chủ động và động lực để thành công.
Theo dõi xu hướng làm cha mẹ của bạn
Cha mẹ ‘trực thăng’ có ý giúp đứa con thành công, nhưng cuối cùng làm ảnh hưởng đến sức mạnh tinh thần của con để con có thể đạt được tiềm năng tối đa của mình. Dĩ nhiên, để cho trẻ phạm vài sai lầm, cho phép chúng thất bại, và cho chúng cơ hội để giải quyết vấn đề của chính chúng yêu cầu cha mẹ cũng phải mạnh mẽ về tinh thần. Vì thế điều quan trọng là làm việc trên chính sự mạnh mẽ tinh thần của bản thân, vì thế bạn có thể giúp trẻ phát triển những kỹ năng chúng sẽ cần để trở thành một người lớn khỏe mạnh, trách nhiệm.
Nguồn: PsychologyToday
Liên hệ với nhà tâm lý của chúng tôi
NCS. Ts Trần Anh Vũ (Tham vấn tâm lý)
Số điện thoại/Số Zalo: 0938849971
NCS.Ts Đặng Thị Kiều Giang (Tham vấn tâm lý)
Số điện thoại/Số Zalo: 0942906011