Triệu chứng và điều trị cho Rối loạn Lo âu xã hội (SAD)

Lo âu xã hội là gỉ

Hầu hết mọi người có một chút lo âu hoặc xấu hổ khi đứng trước mặt người khác. Một số người trong chúng ta thì ngại ngùng hơn người khác. Thỉnh thoảng, mặc dù lo âu có thể trở nên khá nhiều đến mức nó ngăn chúng ta làm những việc chúng ta yêu thích, hoặc bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Nếu điều này nghe quen thuộc với bạn, bản thông tin này có thể giúp bạn có một ý tưởng tốt hơn về lo âu xã hội (social anxiety).

Lo âu xã hội mô tả những cảm giác lo lắng và sợ hãi xuất hiện trong những tình huống tương tác xã hội. Thậm chí với người tự tin nhất cũng cảm thấy một ít lo lắng trước khi thuyết trình, hoặc khi họ đang gặp gỡ người mới, nhưng trong lo âu xã hội nỗi lo này trở nên quá mức và cảm giác như nó rất khó để đương đầu. Thuyền xuyên, lo âu quá mức đươc trải nghiệm khi chỉ nghĩ về tình huống hoặc nhớ về sự kiện trước đó. Bạn cũng có thể đã từng nghe qua khái niệm ‘ám sợ xã hội’ để mô tả cho những cảm giác này.


Triệu chứng

Có lẽ bạn cảm thấy cực kỳ lo âu và khổ sở chỉ trong một vài tình huống cụ thể, như là thuyết trình với một nhóm người, hoặc có lẽ bạn cảm thấy lo âu này xuyên suốt hầu hết những tình huống mà có thêm người khác. Bạn có thấy cực kỳ lo âu trong những tình huống sau đây?

  1. Trở thành trung tâm của sự chú ý
  2. Gặp gỡ người mới
  3. Nói chuyện với người có uy quyền
  4. Thuyết trình hoặc nói trước đám đông
  5. Những buổi tiệc và tụ tập xã hội
  6. Bị quan sát khi đang làm thứ gì đó, như là ký tên, ăn, hoặc uống

Những tình huống này thông thường gây ra lo lắng cho người có lo âu xã hội. Dù bất cứ tình huống nào mà bạn cảm thấy lo âu, có một số triệu chứng mà bạn có thể cảm thấy khi đụng độ trong những tình huống xã hội.

Suy nghĩ

Bạn có lo lắng rất nhiều về điều người khác nghĩ, hoặc lo lắng rằng bạn sẽ làm điều gì đó xấu hổ trước người khác? Có lẽ bạn thật sự muốn người khác thích bạn, hoặc bạn muốn làm điều đúng, và trở nên thật sự lo lắng rằng bạn sẽ làm hỏng. bạn có thể tập trung vào phản ứng của người, tự hỏi bạn đang trông như thế nào hoặc họ đang nghĩ gì về bạn. Người có lo âu xã hội thường rất bận tâm rằng người khác sẽ nghĩ tiêu cực về họ và đặc biệt lo lắng về những tình huống nơi mà họ có thể bị lượng giá, chỉ trích hoặc làm bẽ mặt.

Thể lý

Khi bạn ở trong một vài tình huống xã hội cụ thể, hoặc nghĩ về những tình huống xã hội, bạn có thể trải nghiệm một số phản ứng thể lý. Có lẽ vào một ngày bạn đang ngồi làm việc, sếp yêu cầu bạn ngồi trong buổi họp với một vài khách hàng mới. Cơn lo âu của bạn tăng và đột nhiên, bạn trở nên bối rối; bạn bắt đầu cảm thấy ấm, hơi thở bất thường, tim đập nhanh hơn, bạn cảm thấy đau đầu nhẹ và bạn phải nhắm mắt để cố gắng và làm dịu bản thân. Bạn có thể nhận ra một số triệu chứng này khi bạn ở trong tình huống xã hội.

  1. Tim đập thình thịch
  2. Đổ mồ hôi
  3. Run
  4. Hơi thở ngắn hoặc tức thở
  5. Đau ngực
  6. Buồn nôn
  7. Đau đầu nhẹ, chóng mặt
  8. Ớn lạnh
  9. Các giác quan bị ù hoặc tê (mất cảm giác)
  10. Ửng đỏ
  11. Khô họng và miệng

Tránh né

Bạn có thể ít tham gia những tình huống xã hội khi bạn muốn trốn khỏi người khác. Kết quả là, bạn thỉnh thoảng né tránh một số loại tình huống – cố gắng chạy trốn khỏi những tinh huống xã hội càng nhiều, và cảm thấy cực kỳ khổ sở trong những tình huống bạn không thể né tránh.


Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chứng rối loạn lo âu xã hội đến khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng rối loạn lo âu xã hội bao gồm liệu pháp tâm lý (còn gọi là tư vấn tâm lý hoặc trị liệu bằng trò chuyện) hoặc dùng thuốc hoặc cả hai.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu cải thiện triệu chứng ở hầu hết những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Trong trị liệu, bạn học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, đồng thời phát triển các kỹ năng giúp bạn có được sự tự tin trong các tình huống xã hội.

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là loại trị liệu tâm lý hiệu quả nhất đối với chứng lo âu và nó có thể có hiệu quả như nhau khi được tiến hành riêng lẻ hoặc theo nhóm. Trong CBT dựa trên sự tiếp xúc, bạn dần dần nỗ lực đối mặt với những tình huống mà bạn sợ hãi nhất. Điều này có thể cải thiện kỹ năng đối phó của bạn và giúp bạn phát triển sự tự tin để đối phó với các tình huống gây lo lắng. Bạn cũng có thể tham gia đào tạo kỹ năng hoặc nhập vai để thực hành các kỹ năng xã hội của mình và có được sự thoải mái và tự tin khi giao tiếp với người khác. Thực hành tiếp xúc với các tình huống xã hội đặc biệt hữu ích để thách thức những lo lắng của bạn.

Thuốc

Mặc dù có sẵn một số loại thuốc, nhưng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) thường là loại thuốc đầu tiên được thử dùng để điều trị các triệu chứng dai dẳng của chứng lo âu xã hội. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể kê toa paroxetine (Paxil) hoặc sertraline (Zoloft). Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR) cũng có thể là một lựa chọn cho chứng rối loạn lo âu xã hội.

Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể bắt đầu dùng thuốc với liều lượng thấp và tăng dần đơn thuốc của bạn lên liều đầy đủ. Có thể mất vài tuần đến vài tháng điều trị để các triệu chứng của bạn được cải thiện rõ rệt.


Liên hệ với nhà tâm lý của chúng tôi

NCS. Ts Trần Anh Vũ (Tham vấn tâm lý)

Số điện thoại/Số Zalo: 0938849971

Thông tin nhà tâm lý Anh Vũ


 

NCS.Ts Đặng Thị Kiều Giang (Tham vấn tâm lý)

Số điện thoại/Số Zalo: 0942906011