Nhóm Balint và phương pháp Balint

John Salinsky (2003)

Lịch sử

Nhóm balint chắc chắn là một trong những phương pháp giám sát lâm sàng sớm nhất được cung cấp cho bác sỹ gia đình. Nhóm và phương pháp được đặt tên theo Michael Balint, một nhà phân tâm gốc Hungary. Ông và vợ Enid Balint bắt đầu một chuỗi seminar ở London trong thập niên 50s với mục tiêu giúp Bs gia đình hiểu tốt hơn những gì họ gọi là ‘khía cạnh tâm lý’ của việc thực hành y khoa. Phương pháp bao gồm việc trình bày ca lâm sàng, theo sau đó là việc thảo luận chung với trọng tâm là nội dung cảm xúc trong mối quan hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân. Trưởng nhóm seminar luôn luôn là những nhà phân tâm (psychoanalysts); ngày nay một nhóm được dẫn dắt bởi một Bs gia đình, hoặc một nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần. Bất cứ nền tảng của nhà chuyên môn như thế nào, tất cả lãnh đạo cần huấn luyện và trải nghiệm trong phương pháp Balint đặc trưng.

Mặc dù Michael và Enid Balint là nhà phân tâm, mục tiêu của họ không phải là biến Bs gia đình thành nhà trị liệu nhưng để giúp họ trở nên ý thức hơn về tâm lý. Học cách lắng nghe chú ý đến điều bệnh nhân đang nói, là một trong những kỹ năng quan trọng mà các thành viên của nhóm Balint có thể đạt được – trong một thời kỳ khi việc dạy những gì mà chúng ta gọi là kỹ năng giao tiếp không được biết đến. Cuốn sách The Doctor, his Patient and the Illness (1957) của Michael Balint là một tài liệu quan trọng trong sự phục hưng của thực hành y khoa của Anh quốc vào thập niên 60s và ý tưởng của Balints được nhân rộng khắp thế giới. Tuy vậy, rất ít Bs tham gia vào các nhóm Balint ở Anh, và họ cảm thấy hoài nghi về nó. Ở các thuộc địa châu Âu, ý tưởng của Balint được chấp nhận nhiều hơn. Nhóm Balint cũng đặt nền tảng ở Mỹ và, trong thập niên 90s, khi American Balint Society được thành lập, nhóm bắt đầu xuất hiện trong những thực hành y khoa rộng khắp đất nước.

Nhóm cho những Bác sỹ

Ban đầu, thành viên của nhóm Balint là Bác sỹ người đã thực hành trong vài năm. Rất nhiều bác sỹ ý thức tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý và tâm thể của bệnh nhân và cảm thấy thất vọng về việc thiếu sự giúp đỡ. Sự hứng thú và nhu cầu của Bác sỹ cho họ động lực cần thiết để tham dự một nhóm 90 phút một lần mỗi tuần trong vài năm. Ngày nay, bởi vì áp lực thời gian, có rất ít nhóm và bác sỹ gia đình sẵn lòng tham dự một nhóm Balint hàng tuần kéo dài vài năm. Nhưng bất kể tần suất, một bác sỹ sẽ có một vài vấn đề của bệnh nhân để trình bày. Anh ấy có thể sẵn sàng đã nhận ra một vài bệnh nhân làm phiền về mặt cảm xúc hoặc kích hoạt một sự thu rút thấu cảm làm giảm đi chất lượng mối quan hệ bác sỹ - bệnh nhân và giảm hiệu quả. Những nhóm Balint truyền thống này trực diện hơn bởi dẫn dắt bởi vì mọi người hiểu mục tiêu của nhóm và nó dễ dàng hơn để tập trung vào mối quan hệ bác sỹ - bệnh nhân mà không bị xao lãng bởi những lo âu khác.

Tuy vậy, với sự điều chỉnh một chút, nhóm Balint cũng có thể là một cách rất tốt để giám sát bác sỹ trong huấn luyện. Michael Balint chạy một vài nhóm cho sinh viên trong thập niên 60s và, ở Đức, tham gia vào một nhóm Balint là một phần của sinh viên y khoa. Trong vài năm gần đây, nhóm Balint cũng đã được áp dụng cho sinh viên y khoa tại Anh.

Phương pháp Balint và tập sự y khoa

Tập sự y khoa không chọn để tham gia nhóm Balint – những người trong chương trình của tôi và người khác ở Anh tham gia như là một phần trong chương trình học. Hầu hết họ cởi mởi với cơ hội để nói về công việc của chính họ với bệnh nhân và, sau một lúc, họ bắt đầu nhận ra rằng những khía cạnh tương quan và cảm xúc là những điều khó khăn nhất mà họ trải nghiệm trong việc chuyển đồi từ bệnh viện sang chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care).

Thiết lập: cấu trúc của nhóm

Phiên làm việc Balint được diễn ra tại trung tâm sau-đại học. Bởi vì chúng tôi có tổng cộng 28 sinh viên, chúng tôi chia thành 3 nhóm. Tôi dẫn dắt một nhóm và 2 đồng nghiệp dẫn dắt những nhóm còn lại. Thành viên trong mỗi nhóm giữ ổn định lâu nhất có thể vì thế thành viên có thể làm quen khi làm việc cùng nhau và hiểu nhau tốt hơn. Một vài người đang thực hành y khoa tại địa phương trong khi người khác đang làm tại bệnh viên với một vài chuyên môn khác nhau.

Nguyên tắc nền tảng

Vào lúc bắt đầu một năm, chúng tôi đưa ra một giải thích ngắn về mục đích và mục tiêu của nhóm. Chúng tôi thường nói rằng nó sẽ là một cơ hội cho sinh viên trình bày và bản luận về những bệnh nhân đang có vấn đề. Đó có thể là những bệnh nhân khó khăn hoặc phức tạp hoặc làm cho bác sỹ không thoải mái. Chúng tôi cũng hứng thú với những bệnh nhân mà bác sỹ thích và lo lắng nhưng không chắc về cách thức giúp đỡ họ. Chúng tôi nói rằng trọng tâm của thảo luận sẽ là điều đang diễn ra trong mối quan hệ giữa bác sỹ - bệnh nhân. Chúng tôi nói rằng, với kinh nghiệm của mình, hiểu bệnh nhân như một con người là phần khó nhất trong việc thực hành y khoa. Sinh viên có thể không đồng ý với điều này, đặc biệt ở những giai đoạn ban đầu khi họ lo âu nhiều hơn về việc bỏ lỡ chẩn đoán. Chúng tôi nói rằng chúng tôi ít bận tâm với việc tìm ra giải pháp (mặc dù những điều này sẽ được bàn luận) so với việc khám phá và hiểu điều gì đang diễn ra. Điều này nên được chấp nhận như là một lời tái-phát biểu về những lời khuyên ‘luôn luôn phải chẩn đoán trước khi điều trị’. Chúng tôi rất hứng thú trong việc đi theo những báo cáo bởi vì lắng nghe điều đã xảy ra ở buổi cố vấn tiếp theo là một cách tuyệt vời để tìm ra liệu cuộc bàn luận trước có hữu ích cho người bác sỹ đã trình bày hay không.

Cuối cùng chúng tôi đề nghị một vài nguyên tắt nền tảng:

1. Mọi thức đươc nói trong nhóm sẽ được giữ bảo mật dù đó là về bệnh nhân, đồng nghiệp hoặc thành viên nhóm.

2. Mọi người nên được lắng nghe và đóng góp của mọi người nên được tôn trọng.

3. Mặc dù thành viên có thể nói về lịch sử cá nhân của họ, nếu có liên quan, những câu hỏi xâm phạm về lịch sử cá nhân hoặc trải nghiệm tuổi thơ hoặc những mất mát sẽ không được chào đón.

Trách nhiệm của trưởng nhóm

Người trưởng nhóm cần đảm bảo rằng những luật lệ nền tảng, một khi đã được đồng ý, được tôn trọng. Anh ấy cần chịu trách nhiệm cho việc bắt đầu và kết thúc phiên đúng thời gian. Thời gian khả thi là một giờ và thường đủ cho 2 phần trình bày. Một trong hai có thể là phần tiếp theo từ buổi bàn luận tuần trước. Trong suốt phiên, người trưởng nhóm cần theo dõi cách mà mọi người tương tác với nhau. Anh ấy có thể nhận ra một vài người gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt và có lẽ cần có không gian dành để nói. Hoặc là, một vài người có thể nói quá nhiều và có thể cần được nhắc nhở nhẹ nhàng rằng, việc nói cũng rất tốt – và việc lắng nghe cũng rất tốt. Đối với bất cứ nhóm nhỏ nào, điều quan trọng là các thành viên cảm thấy là một nơi an toàn để nói về cảm nhận, và cách họ thể hiện mà không bị cắt ngang hoặc bị trêu đùa.

Một hay hai trưởng nhóm?

Tôi sẽ mô tả một nhóm với chỉ một trưởng nhóm. Tuy vậy, khi có thể, tôi cũng thích làm việc với một partner. Thuận lợi là:

1. Có một ai đó để bàn luận tới lui.

2. Có một ai đó để chú ý đến những điều mà bạn đã bỏ lỡ. Tương tác nhóm có thể đi rất nhanh. Một người trưởng nhóm có thể nghe một vài điều mà người khác bỏ lỡ và nêu nó ra.

3. Có ai đó từ một góc nhìn khác để nhìn tiến trình nhóm theo một góc khác đi một chút.

4. Trưởng nhóm có thể hỗ trợ lẫn nhau theo nhiều cách khác nhau. Nếu một người quá dấn sâu vào ca lâm sàng, người còn lại có thể giải cứu cho người kia, hoặc trông chừng nhóm khi người kia bận rộn.

Công việc của nhóm

Tôi sẽ cố gắng đưa ra một ý tưởng về điều xảy ra trong một buổi Balint và quan sát và can thiệp của tôi như là trưởng nhóm (Vào thời điểm này, tôi là trưởng nhóm duy nhất).

Giai đoạn ‘trình bày’

Khi mọi người ổn định, tôi hỏi rằng: “ai có bệnh nhân mà muốn nói đến?” Tôi cũng nhắc nhở nhóm rằng chúng tôi hứng thú về những cố vấn theo sau đó. Có một khoảng dừng dài trước khi ai đó nói. Trong những giai đoạn sớm, mọi người lo lắng về việc trình bày công việc của họ. Tôi không đề cử bất cứ ai đem đến một ca vào tuần tới, vì thế phần trình bày là tự động và được diễn ra mà không ghi chép. Nếu có nhiều hơn 1 lời đề nghị, chúng tôi quyết định, bởi sự đồng ý chung, ai sẽ trình bày đầu tiên. Những ca ‘khẩn cấp’ sẽ được ưu tiên.

Bác sỹ trình bày đầu tiên sẽ kể cho chúng tôi về bệnh nhân của anh ấy. Anh ấy được phép để nói mà không bị cắt ngang cho đến khi anh ấy hoàn thành. Tôi cố gắng lắng nghe với rất nhiều sự tập trung và khuyến khích, và hy vọng rằng điều này sẽ cung cấp một mô hình về ‘cách lắng nghe’ cho mọi người, họ nên cần nó. Trong suốt phần trình bày tôi quan sát tâm trạng, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể của người kể để hình dung rằng bệnh nhân đang tác động lên người kể về mặt cảm xúc như thế nào. Một vài phần trình bày có giọng nói thấp với ánh mắt cúi xuống: phần trình bày khác thì đầy chuyển động và bao gồm những trích dẫn về từ và cử chỉ của bệnh nhân. Một vài phần trình bày biểu lộ những lo âu và cảm giác bất lực của bác sỹ. Tất cả những cảm xúc này rất dễ được bắt lấy bởi những thành viên có trải nghiệm tương tự. Thường xuyên rằng người trình bày sẽ nhận vào một vài đặc điểm của bệnh nhân: tác động của người trình bày lên nhóm một cách cảm xúc có thể tương tự với tác động của bệnh nhân lên cô ấy. Điều này được biết đến như là ‘tiến trình song song.’

Những kiểu câu chuyện nào chúng tôi thường nghe trong những phần trình bày này?

Những vấn đề điển hình bao gồm:

  • Bệnh nhân với những triệu chứng kinh niên, không giải thích được về mặt y khoa hoặc những triệu chứng tâm thể.
  • Bệnh nhân có những đòi hỏi không phù hợp: đòi đơn thuốc, bằng cấp, thư từ, và chuyển gửi đến chuyên gia (specialists) hoặc cho những kiểm định đắt tiền như MRI scan.
  • Bệnh nhân thô lỗ hoặc châm biếm, đặc biệt là những người chỉ vào những bác sỹ trẻ và thiếu kinh nghiệm.
  • Bệnh nhân làm cho bác sỹ cảm thấy bị bối rối
  • Xung đột gia đình: vấn đề về con vị thành niên và hôn nhân
  • Những khó khăn trong việc hiểu ai đó từ một nền văn hóa khác
  • Bệnh nhân trầm cảm đáng lo ngại và đang có dấu hiệu tự tử
  • Bệnh nhân chỉ vừa có một rối loạn thực thể nghiêm trọng mặc dù hành vi tệ của họ.

Giai đoạn ‘đặt câu hỏi’

Khi bác sỹ trình bày vừa xong, tôi cảm ơn và hỏi liệu có ai đó có bất kỳ câu hỏi nào về sự thật đã nghe không rõ hoặc bị bỏ lỡ. Những câu hỏi như: bệnh nhân bao nhiêu tuổi? Bệnh nhân trông như thế nào? Bệnh nhân có người yêu hay không? Tôi giải thích rằng một nhóm Balint sẽ làm việc tốt hơn nếu người trình bày được miễn những câu hỏi trong giai đoạn này về cảm nhận của chính họ liên quan đến bệnh nhân hoặc lý do tại sao họ lại làm một số điều như vậy – hoặc điều gì cô ấy có ý định làm tiếp theo. Tôi muốn tránh một tình huống mà người trình bày bị dội bom bởi những câu hỏi theo loại này. Điều này có lẽ khá lạ với những người đã quen với những kiểu giám sát khác, nhưng có lý do cho việc đó. Quá nhiều câu hỏi cho người trình bày sẽ ngăn những thành viên khác khỏi việc khám phá và phản ánh những suy nghĩ của chính họ về câu chuyện mà họ đã nghe và cảm nhận gây ra trong họ. Họ cần tự hỏi với bản thân và bằng lời rằng, bệnh nhân cảm thấy như thế nào, điều mà cô ấy thật sự muốn từ bác sỹ, cách mà họ sẽ cảm nhận nếu ở cùng vị trí của người bác sỹ đang trình bày.

Giai đoạn ‘kéo lại’

Để tránh việc tra hỏi người trình bày toi sẽ thường yêu cầu ngừng câu hỏi sau một vài phút hoặc khi các chi tiết sự thật được rõ ràng. Tôi sẽ yêu cầu người trình bày trở về ghế và không cần làm gì trong phần bàn luận 20 phút sắp tới. Điều này gọi là giai đoạn ‘kéo lại’. Trong suốt thời gian này thành viên nhóm được yêu cầu không đưa câu hỏi hoặc phát biểu trực tiếp lên người trình bày. Thành viên sớm nắm được ý tưởng trong trò chơi và thường hạnh phúc khi đi theo nó. Họ bây giờ tự do để tự làm việc lên ca, sử dụng chính những trải nghiệm của họ. Sau một thời gian phù hợp (thường khoảng 15 phút) người trình bày được mời để tái gia nhập nhóm và chia sẻ suy nghĩ.

Khi bắt đầu, cuộc bàn luận thường khá y khoa. Nhóm có thể cố gắng đạt tới một chẩn đoán y khoa hoặc tâm thần. Họ có thể đề nghị chuyển gửi đến một bác sỹ chuyên khoa hoặc tới một nhà tham vấn hoặc công tác xã hội. Nếu bệnh nhân đang đưa ra những đòi hỏi lo âu với người trình bày, nhóm có thể cố gắng bảo vệ bằng cách khuyến nghị hạn chế chặt chẽ về việc kê đơn, bằng cấp hoặc tần suất thăm khám. Có một xu hướng tổng quát hóa từ bệnh nhân của người trình bày lên những khó khăn chung của cơ sở: như là không đủ thời gian, áp lực phải gặp nhiều bệnh nhân, thiếu kinh nghiệm hoặc dễ tổn thương. Thành viên nhóm có thể giới thiệu những bệnh nhân tương tự của họ vì thế bệnh nhân chính bị bỏ qua. Trong tình huống này, như là người trưởng nhóm tôi phải quyết định cuộc bàn luận kéo dài bao lâu theo cách này trước khi can thiệp. Tôi muốn để mọi người được nói và biểu lộ mối bận tâm của họ. Nhưng tôi cũng cần, sớm hay muộn, tập trung trở lại việc “bệnh nhân như một con người’ và tương tác cảm xúc giữa một bác sỹ và một bệnh nhân. Ngược lại, mặc dù cuộc bàn luận có thể phong phú, những lợi ích đặc trưng của tiến trình Balint sẽ bị lạc lối.

Can thiệp của trưởng nhóm

Nếu nhóm đang tập trung vào mối quan hệ bác sỹ - bệnh nhân, người trưởng nhóm có thể cần phải làm rất ít. Anh ấy quan sát cuộc bàn luận và, nếu anh cảm thấy rằng nó bị lệch khỏi chủ đề, anh có thể nhẹ nhàng lái cuộc bàn luận trở lại đúng hướng. Can thiệp thường ở dạng câu hỏi mở, đưa cho nhóm như là một toàn thể hơn là cá nhân. Câu hỏi có thể được chuyển thành một câu phát biểu như là ‘tôi tự hỏi bệnh nhân cảm nhận như thế nào sau mỗi cuộc thăm khám….’

Người trưởng nhóm có thể cũng hỏi (hoặc tự hỏi) thành viên nhóm cảm nhận thế nào về bệnh nhân: họ thích bệnh nhân, cảm thấy đáng tiếc, cảm thấy giận dữ hoặc cảm thấy lãnh đạm? Bệnh nhân muốn gì từ người bác sỹ này? Kiểu bác sỹ nào mà anh ấy muốn trở thành? Thông thường nên tránh những thuật ngữ kỹ thuật như ‘phóng chiếu’ hoặc ‘chuyển cảm’. Nhưng mục tiêu là khuyến khích thành viên nhóm ý thức về cảm nhận của chính họ và biểu lộ một vài sự thấu cảm. Điều này có thể không dễ dàng để bắt đầu khi thành viên nhóm cần cảm thấy đủ an toàn để giảm bớt phòng vệ mà vốn bảo vệ họ khỏi việc dính líu cảm xúc với bệnh nhân. Và thật sự, chia sẻ và cảm nhận một vài nỗi đau của một bệnh nhân đau khổ có thể rất đau lòng.  

Nếu sự gắn kết cảm xúc với một bệnh nhân trở nên rất không thoải mái, nhóm có thể cố gắng hướng đến vùng nước bình yên  hơn. Người trình bày có thể được đảm bảo bằng một sự tổng quát hóa (‘bệnh nhân với một rối loạn nhân cách là không chữa trị được; không có gì bạn có thể làm được’). Cô ấy có thể được khuyên chuyển gửi bệnh nhân đến một cơ sở chuyên biệt và tối thiểu hóa sự dính líu của chính cô ấy. Người trưởng nhóm có thể sau đó can thiệp vào để nói rằng những lời cố vấn chuyên khoa thật sự hữu ích, nhưng bệnh nhân sẽ tiếp tục cần một bác sỹ gia đình và vai trò của nhóm là cố gắng hiểu điều đang diễn ra trong mối quan hệ bác sỹ - bệnh nhân hiện tại.

Nếu nhóm thật sự đang trong nguy cơ quên mất sự tồn tại của bệnh nhân được trình bày, trưởng nhóm có thể đem người trình bày trở lại cuộc bàn luận bằng việc thể hiện cho cô ấy; trưởng nhóm có thể nói: “Nếu tôi là bệnh nhân đó tôi sẽ cảm thấy rất lạc lối và bị chối bỏ: tôi sẽ cảm thấy không ai chăm sóc tôi….”. Can thiệp loại này có thể rất quyền lực trong việc phục hồi ý chí của nhóm để trải nghiệm những cảm nhận.  

Nói chung, can thiệp trưởng nhóm có mục tiêu khuyến khích nhóm ở lại với cảm giác của họ và mạo hiểm sự thấu cảm dành cho bệnh nhân. Trưởng nhóm sẽ mời gọi góc nhìn và phản ánh về mối quan hệ của bệnh nhân và thế giới bên trong của họ. Trưởng nhóm sẽ cố gắng giúp họ, lấy ví dụ, dung nạp với sự không-chắc chắn, mơ hồ và khoảng thời gian im lặng.

Một phiên Balint kết thúc như thế nào?

Bởi vì chúng tôi không tìm kiếm giải pháp, kết thúc thường không-xác định. Trưởng nhóm sẽ không là là luật lệ, tổng kết bàn luận hoặc đưa ra bất cứ câu phát biểu nào về điều gì đã đạt được. Trưởng nhóm sẽ không đưa ra bất cứ đề nghị nào cho việc quản lý xa hơn về bất cứ ca tương tự nào. Trưởng nhóm thường sẽ cảm ơn người trình bày về việc cung cấp ca và yêu cầu người trình bày viết một báo cáo ca theo-sau khi cô ấy sẵn sàng để làm điều đó.

Nhóm Balint có thể giúp như thế nào? Mục đích và hy vọng

Như một kết quả cua việc tham gia thường xuyên của chuỗi nhóm Belint, tôi sẽ hy vọng rầng sinh viên sẽ:

  • Cảm thấy được lắng nghe, được hỗ trợ và được hiểu khi họ trình bày ca lâm sàng
  • Trở nên dung nạp hơn với những bệnh nhân ‘khó khăn’
  • Trở nên thấu cảm hơn với những cảm nhận của bệnh nhân bao gồm những cảm nhận tiêu cực
  • Trở nên ý thức hơn về cảm nhận của chính họ trong lúc thăm khám và có thể sử dụng cảm nhận đó trong việc chẩn đoán
  • Để cho bản tính tò mò tự nhiên của họ về bệnh nhân như là một con người được trỗi dậy
  • Đạt được một vài nội thị về lý do tại sao họ thấy một vài bệnh nhân đặc biệt khó khăn hoặc rối nhiễu

Những mong đợi này được nhận ra đến đâu? Tôi đã hỏi những thành viên nhóm để họ cho tôi những ấn tượng của họ về những trải nghiệm về phiên Balint và phần thu âm bàn luận trong 20 phút. Đây là một phần tổng kết những chủ đề (themes) nổi lên trong cuộc bàn luận:

  1. Vượt qua được sự thu rút. Nghe được ý kiến của người khác là điều tốt…..cách mà họ sẽ ứng phó với nó. Sau giờ ở bệnh viện, bạn cảm thấy bi thu rút ra khỏi cộng đồng. Không còn ai thấy bệnh nhân. Nó rất đáng sợ. Nói chuyện với đồng nghiệp là một điều tốt. Mọi người cảm thấy tương tự - nó xây dựng sự tự tin.
  2. Sự không-chắc chắn lâm sàng. Lo lắng đầu tiên của tôi là: tôi ứng phó lâm sàng như thế nào. Bao nhiêu người sẽ chết bởi vì tôi chẩn đoán sai?
  3. Mối quan hệ bác sỹ - bệnh nhân. Nhận ra được tầm quan trọng của nó. Con người đến vì điều gì? Không chỉ là vì vấn đề lâm sàng. Chúng tôi cần biết nhiều hơn về cách mà họ phát triển. Đó là điều quan trọng cần ghi nhớ.
  4. Vai trò trưởng nhóm. Bạn muốn bẻ lái chúng tôi khỏi khía cạnh y khoa và hướng về khía cạnh tâm lý. Để nhìn vào điều gì nằm bên dưới.
  5. Nhìn bệnh nhân như một con người. Bây giờ tôi đặt bệnh nhân làm trọng tâm nhiều hơn trước đây. Nhóm giúp tôi với điều đó. Nó nhắc nhở tôi về việc thực hành y khoa là như thế nào. Thuốc bệnh viên tất cả là về ‘chúng - chúng - chúng’. Chúng tôi cố gắng ghi nhớ có một con người hiện diện ngồi ở đây. Không phải đến để tấn công bạn, đến để được giúp đỡ. Tôi cảm thấy thêm thấu cảm hướng đến chúng. Nó dường như lộn xộn nhưng luôn luôn là một lý do tốt về việc tại sao bệnh nhân đến.
  6. Ứng phó với nỗi sợ bị nghĩ là chưa đủ khả năng. Liệu họ có biết chúng tôi là ai? Họ chỉ biết rằng chúng tôi trẻ tuổi. Thường xuyên họ thật sự muốn thấy một bác sỹ mà họ biết.

Liệu nhóm Balint có một hiệu ứng lâu dài trong việc tạo ra ‘một nền văn hóa giám sát’?

Bác sỹ từng tham dự nhóm Balint có thể chia thành các nhóm sau:

1. Những người có một tiếp xúc ngắn, không thích nó lắm và không tham gia thêm nữa.

2. Người ở trong một nhóm trong một năm hoặc hơn, không bao giờ trở lại nhóm, nhưng vẫn coi nó là một trải nghiệm tích cực.

3. Những người tiếp tục có hứng thú, gia nhập một hội Balint (Balint Society) và tiếp tục tham gia trong nhóm khi có thể xuyên suốt sự nghiệp của họ, với tư cách là thành viên hoặc trưởng nhóm hoặc cả hai.

Kết luận về lợi ích và giới hạn của nhóm Balint

Là một phần của cộng đồng hoặc nhóm Balint cần thời gian và sự cam kết. Nếu không có đủ số lượng bác sỹ tham gia (8 – 10 người), nhóm sẽ không thể tồn tại. Một người trưởng nhóm được đào tạo và có kinh nghiệm sẽ cần thiết và mọi người sẽ cần cam kết với một cuộc gặp thường xuyên trong khoảng một năm. Một cách lý tưởng, một nhóm sẽ có 2 trưởng nhóm, một người là một bác sỹ gia đình và người kia là một nhà trị liệu hoặc tham vấn viên. Cả hai sẽ cần huấn luyện theo phương pháp Balint thông qua việc tham dự những seminar huấn luyện sâu và giám sát công việc của họ, và phải được đăng ký (accreditation). Liệu những khó khăn khi lập nhóm Balint này có xứng đáng để bắt đầu một nhóm?

Một dạng giám sát khác cho bác sỹ y khoa có thể cung cấp sự lượng giá và theo dõi kỹ năng lâm sàng của bác sỹ, tư duy chẩn đoán và khả năng lượng giá bằng chứng. Nhưng thành phần cảm xúc quan trong trong nghề y, vốn rất đau đớn khi chạm tới, có thể bị né tránh và bỏ qua. Nhóm Balint là một phương pháp giám sát độc đáo với bận tâm chính là sự nhạy cảm của bác sỹ với cảm xúc của chính họ và bệnh nhân. Hy vọng rằng ý thức lớn hơn sẽ dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn và cho phép bác sỹ nâng cao trí thông minh cảm xúc với bệnh nhân và chính bản thân họ.

Nguồn